CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Đái tháo đường là bệnh phức tạp và mãn tính đòi hỏi phải chăm sóc y tế liên tục và chiến lược để kiểm soát không chỉ mức đường huyết, mà còn nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm khác. Tần suất tiểu đường tăng cao ở người lớn tuổi đòi hỏi hiểu biết nhiều hơn về chăm sóc tiểu đường lão khoa. Hiện nay, chúng ta có nhiều lựa chọn thuốc cho bệnh nhân tiểu đường; dù vậy, một chế độ ăn cân bằng và chế độ vận động hợp lý là cần thiết cho sức khỏe người bệnh. Do đó, trong bài này sẽ nêu ra một số cập nhật về sự quan trọng của dinh dưỡng thích hợp cho người lớn tuổi mắc tiểu đường. Chế độ ăn thích hợp không chỉ giúp kiểm soát mức đường huyết, mà còn phòng ngừa sự suy yếu ( frailty), sự mất cơ, sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. 

Nguyên tắc chung:

  • Năng lượng nhập vô: 30kcal/kg cân nặng/ ngày ( theo khuyến cáo của hướng dẫn của Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu), có thể hiểu chỉnh tùy vào tính trạng dinh dưỡng, mức hoạt động thể lực, tình trạng bệnh và mức dung nạp của cá nhân.
  • Ăn 3 bữa và có thể có 1 bữa phụ. Tránh bỏ bữa vì có nguy cơ hạ đường huyết. Đặc biệt ở BN lớn tuổi với điều trị thuốc nhóm SU hay insulin.
  • Chất bột đường trung bình nên từ 45-60% tổng năng lượng hoặc có thể thấp hơn nếu mức đường huyết kiểm soát bằng thuốc và dinh dưỡng không hiệu quả, khi đó nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được điều chỉnh theo từng cá nhân.
  • Đạm: trung bình 15-20% tổng năng lượng, trừ khi có bệnh thận mạn thì cần giảm lượng đạm nạp vô theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Hướng dẫn của Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu khuyến cáo, lượng đạm nạp vào 1.2-1.5 g/ kg cân nặng cho BN lớn tuổi mắc bệnh cấp tính, mãn tính; tùy chỉnh theo từng cá nhân.
  • Mỡ: Cung cấp chất béo, từ 25-30% tổng năng lượng trong ngày, trong đó chất béo no < 7%, chất béo không nó một nối đôi MUFA 10-15% và chất béo không no nhiều nối đôi PUFA <= 10%; hàm lượng cholesterol cung cấp tối đa 200mg/ngày
  • Chất xơ : 20-30g/ngày, ưu tiện lựa chọn chất xơ hòa tan 
  • Ăn dưới 6g muối/ ngày
  • Hạn chế thức uống có cồn. Lượng tối đa cho nam: 1 lon bia, 150ml rượu vang, 45ml rượu mạnh; lượng tối đa của nữ bằng một nửa của nam.
  • Uống đủ lượng nước để hạn chế táo bón. Trung bình 2l/ngày .

Lựa chọn thực phẩm:

  • Nên chọn:
  • Bột đường ( cơm, ngũ cốc, bánh mì đen, bánh mì ống…) loại còn cám hoặc ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( GI < 55)
  • Đạm ( thịt cá, hải sản, trứng… đậu đỗ): thường xuyên ăn cá, đậu đỗ trong tuần, thịt nạc, không mỡ, không da.
  • Mỡ ( dầu, mỡ…): dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu cải, dầu nành, mè.. cho các món xào, kho, chiên.
  • Nhóm giàu xơ ( trái cây, rau củ quả): trái cây ít ngọt ( táo, bơ, xoài chua, ổi..), các loại rau củ có màu sắc đậm ( cà rốt, bí đỏ, súp lơ, rau cải xanh..)
  • Chất ngọt nhân tạo ( aspartame, mannitol, xylitol..) giúp đáp ứng sự thèm ngọt khi kiêng đường, nhưng không nên lạm dụng.
  • Không nên:
  • Ăn loại đường hấp thu nhanh như bánh ngọt, bánh kem, chè kẹo, chocolate, nước ngọt… trừ khi bị hạ đường huyết
  • Dùng mỡ động vật như heo, gà, bò, vịt…chất béo này gây rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng.. khô, mắm.. vì lượng muối nhiều và chứa các chất béo không tốt cho tim mạch.

Giá trị dinh dưỡng của một số món ăn:

 Bánh canh giò heoBánh canh thịt gàBún bò huếBún giò heoBánh bao nhân thịtMì xào thịt bòBánh cuốnCơm tấm sườnBánh mì thịt nguội
Năng lượng (kcal)551347422479385658531492390
Mỡ (g)26.411.11518.213.735.825.613.318.5
Bột đường (g)53.548.65555.148.259.550.67440.6
Đạm (g)24.712.916.323.516.824.524.619.415.4
Vitamin A (mcg)3860118907314379
Vitamin C (mg)1812563458519
Calcium (mg)12254627345113564360
Sắt (mg)523245423
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Share on print