Chỉ định và những lưu ý khi tiêm gân và nội khớp

 Tổng quan: Tiêm gân và nội khớp là thủ thuật phổ biến với các bác sĩ cơ xương khớp có thể thực hiện tại phòng khám hoặc phòng thủ thuật nhằm đưa ra chẩn đoán xác định và điều trị trực tiếp tại vùng tổn thương.

A. Chỉ định trong tiêm nội khớp:

+ Trong chẩn đoán: Chọc hút, quan sát dịch khớp và gửi mẫu xét nghiệm

+ Trong điều trị: Tháo lưu dịch khớp, tiêm Corticosteroid, các hoạt chất khác như: Hyaluronic acid, Huyết tương giàu tiểu cầu ( PRP), Tế bào gốc.

B. Các lưu ý trong tiêm nội khớp:

+ Không nên tiêm nội khớp khi có biểu hiện của nhiễm trùng hoặc viêm mô tế bào, bệnh lý rối loạn đông máu, bệnh lý tự miễn, hạn chế trên bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân không hợp tác, người thực hiện cần có chuyên môn và kiến thức giải phẫu tốt.

+ Một số nguyên tắc chung: Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, lớn nhỏ tùy vào khớp khác nhau, vị trí tiêm hợp lý dễ vào khớp, không tổn thương mạch máu, ít gây đau.

+ Cảm giác khi vào khớp là kháng lực khi qua bao khớp, hẫng nhẹ khi vào khớp.

C. Chỉ định trong tiêm gân:

Tổn thương cấp tính và mạn tính tại gân và phần mô mềm + điểm bám quanh gân là bệnh lý phổ biến thường gặp của những người lao động sai tư thế hoặc công việc có tính chất lặp lại. Sau các biện pháp điều trị bảo tồn như uống thuốc, tập vật lí trị liệu, nghỉ ngơi thì vẫn còn 1 tỷ lệ nhất định không khỏi hoàn toàn. Chỉ định tiêm gân lúc này có hiệu quả cho 1 số bệnh nhân.

Vào đầu chúng ta hiểu rằng tiêm gân không có nghĩa là tiêm trực tiếp vào gân đau mà là tiêm vào phần bao gân, mô mềm, bao hoạt dịch quanh gân.  Ta có thể tiêm Corticosteroid, Hyaluronic Acid chế phẩm, huyết tương giàu tiểu cầu ( PRP), Chế phẩm Collagen nhằm giảm viêm và đau tăng tính hồi phục của gân.

Một số viêm gân hay gặp ở bệnh viện được điều trị tốt trong thủ thuật tiêm gân.

Hội chứng De Quervain:

Hội chứng Tennis Elbow

Viêm bao hoạt dịch trên chóp xoay

Một số vị trí tiêm khác như viêm cân gan chân, viêm ròng rọc cơ nhị đầu cánh tay, viêm bao hoạt dịch chóp xoay, hội chứng ống cổ tay, viêm điểm bám cơ chân ngỗng..V..V

D. Một số lưu ý trong tiêm gân:

Dụng cụ tiêm cần vô trùng, tiêm đúng vị trí sau chẩn đoán.

Tránh tiêm trực tiếp vào gân gây tổn thương và yếu gân gây đứt, thực hiện ở nơi có chuyên môn về cơ xương khớp, người thực hiện được đào tạo bài bản và có kiến thức về giải phẫu tốt.

Hạn chế tiêm vào vùng gân chịu lực nhiều như gân gót, hay những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, bệnh lý tự miễn, hay một ổ viêm nhiễm đang hiện hữu gần khu vực tiêm.

Tác Giả: Bs CK1 Nguyễn Xuân Đoàn- Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và tạo hình.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Share on print