PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT DO TỲ ĐÈ

Loét do tỳ đè (LDTĐ) là một biến chứng nặng, hay gặp trên  người bệnh  phải nằm lâu như liệt tủy, tai biến mạch não, gãy xương vùng hông… là một trong nhóm bệnh nặng thường để lại những di chứng nặng nề.  Bệnh dễ sảy ra nhưng rất khó khăn trong công việc dự phòng… Bệnh diễn biến phức tạp, khó lường gây nên nhiều quan ngại cả về tình cảm, kinh tế … không nhỏ tới người bệnh, nghành y tế, gia đình và xã hội.

Công việc dự phòng và điều trị LDTĐ  là rất khó khăn, nhưng nghành y khoa vẫn sẵn sàng khi có được đội ngũ chuyên môn được đào tạo vững vàng, cần sự nỗ lực của người bệnh, sự hợp tác của gia đình, sự đồng hành của xã hội. Đã giúp cho người bệnh, nghành y khoa thu được những kết quả dáng trân trọng. Tạo điều kiện cho nhưng nạn nhân LDTĐ có được chất lượng cuộc sống tốt hơn.

 Hình thành loét tỳ đè.

 Loét sảy ra do tỳ đè,viêm nhiễm, rối loạn dinh dưỡng tại chỗ và sự ẩm ướt tại nơi bị tỳ đè (yếu tố rất quan trọng) chủ yếu từ nước tiểu, phân, mồ hôi … của người bệnh. Những yếu tố làm cho bệnh diễn biến nhanh hơn, nặng hơn khi người bệnh  yếu, lớn tuổi, mắc nhiều bệnh một lúc, suy kiệt, mất cảm giác bảo vệ… Ngoài ra các yếu tố như sốt, nhiễm trùng toàn thân, dinh dưỡng kém , thiếu vitamine…

Nhận biết bị loét tỳ đè .

Tổn thươngloét tỳ đè nhận biết đôi khi rất khó khăn do dấu hiệu tưởng chừng sự hoại tử chỉ mới bắt đầu ở  ngoài da nhưng thực sự  các lớp sâu hơn như lớp mỡ, lớp cân cơ… đã bị hoại tử đôi khi rộng và  nhiều ngóc ngách !

Tại Mỹ năm 1989 Hội dồng tư vấn quốc gia về loét tỳ (National Pressure Ulcer Advisory Panel – NPUAP), được phân loại như sau:

Loại 1:

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Độ I: Vùng da bị tỳ đè nổi lên vết rộp mầu hồng (dấu hiệu báo trước của loét tỳ đè)

Độ II: Tổn thương không hoàn toàn chiều dầy của lớp da, bao gồm thượng bì và lớp đáy ( loét nông nhìn như vết trầy hay phồng dộp)

Độ III: Tổn thương hòa tòan bề dầy chiều dày của lớp da, tổ chức dưới da đã bị tổn thương nhưng tổn thương mới chỉ khu trú ngoài lớp cân

Độ IV: Họai tử toàn bộ lớp da có khi lan rộng tới cả vùng cơ, xương, khớp…đôi khi tạo nên nhiều ngóc ngách.

 3: Dự phòng:

 Loét xảy ra sớm hay muộn, nặng hay không, phản ánh khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân, năng lực của ngành y tế, gia đình và xã hội. Nghiên cứu đưa ra những biện pháp phòng ngừa LDTĐ ở Việt Nam và trên thế giới đang rất được quan tâm nhưng vẫn chưa có giải pháp nào được hoàn hảo.

+ Tư thế bệnh nhân: cần được thay, tối thiểu 2 giờ một lần (Đây là mục tiêu lý tưởng nhưng trên thực tế rất khó thực hiện)

+ Ẩm ướt vùng bị tỳ đè (do phân,nước tiểu, mồ hôi…) giữ khô ráo là rất quan trọng trong phòng ngừa loét và giảm khả năng thành quá trình loétvà loét tái phát.

+ Sốt, thiếu vitanime và dinh dưỡng  là yếu tố quan trọng tạo ra loét tỳ đè

4: Một số thiết bị lý học nhằm nâng đỡ nhằm giảm tiến trình loét .

+ Thiết bị xoay trở bệnh nhân: Giường quay có thể giữ chắc BN và thay đổi luân phiên tư thế BN

+ Nệm: phòng ngừa và điều trị loét: Nệm có buồng khí xếp theo theo chiều thẳng đứng hay nằm ngang có hệ thống bơm và xả hơi luân phiên mỗi 5 giây, giúp thay đổi vị trí lực tỳ đè.

+ Giường nệm hơi nước: Có tác dụng hỗ trợ của cả hơi và nước chúng được bơm vào những buồng của nệm có chứa  những hình cầu thủy tinh y tế với độ lún của nệm có áp lực đối đa lên cơ thê nhỏ hơn 10mmHg, không cản trở tưới máu vùng bị tỳ đè.

5: Điều trị LDTĐ:

+ Theo thống kê LDTĐ độ I, II cho thấy 30-80% được chăm sóc điều trị đúng cách đa số lành. (nên được chữa trị đúng cách ở giai đoạn này)

+ LDTĐ độ III, IV gần như có chỉ định mổ tuyệt đối.

Mong muốn cho cuộc mổ thành công ngoài khả năng của đội ngũ chuyên môn có trình độ và phối hợp tốt. Cộng tác và chịu đựng của người bệnh có ý nghĩa rất lớn đến thành quả  trong cả quá trình dự phòng, điều trị và tránh tái phát. Người bệnh phải xoay trở hoặc được hỗ trợ xoay trở đúng thời điểm và đúng cách, phải nằm ở tư thế bắt buộc nghiêng hoặc sấp dài ngày cho vết mổ lành. Vai trò của thân nhân cũng vô cùng quan trọng, chỉ có từ tình thương thì mới đủ nghị lực chăm sóc cho người bệnh từ bữa ăn giấc ngủ, hổ trợ hoàn toàn khi đi vệ sinh ( vì hầu hết những bệnh nhân này đều tiêu tiểu không tự chủ).

Việc mổ xẻ, điều trị, thật sự không là việc quá khó với nhưng thầy thuốc tận tâm học tập và nghiên cứu. Chúng tôi, bệnh viện 1A cũng như một số bệnh viện bạn đã điều trị được cho nhiều bệnh bệnh nhân bị LDTĐ với những kết quả khích lệ.

TRƯỜNG HỢP LOÉT TỲ ĐÈ VÙNG CÙNG CỤT

(Bệnh nhân 48 tuổi, bị liệt 2 chân sau chấn thương cột sống)

TRƯỜNG HỢP LOÉT TỲ ĐÈ VÙNG CÙNG CỤT

(Bệnh nhân 78 tuổi, bị liệt 2 loét do nằm lâu không được chăm sóc tốt)

Trước mổ:

Sau mổ:

Lành sau mổ theo dõi sau một năm

TRƯỜNG HỢP LOÉT TỲ ĐÈ NHIỀU NƠI: CÙNG CỤT, VÙNG Ụ NGỒI, VÙNG MẤU CHUYỂN

(Bệnh nhân 33 tuổi, bị liệt 2 chân sau chấn thương cột sống từ 15 tuổi )

Vết loét khi bệnh nhân vào viện.
Vết loét sau khi được cắt lọc
Vết loét sau khi phẫu thuật tạo vạt che phủ
Kết quả lành vết loét, theo dõi sau 1,5 năm.

Bs Đinh Văn Thủy- Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình- Bệnh viện 1A

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Share on print