Khoa Bệnh nghề nghiệp

Trưởng khoa ThS.BSCKI. Phan Thị Thùy Dương

Khoa Bệnh nghề nghiệp với đội ngũ Bác sĩ, Kỹ thuật viên được đào tạo chính quy và sau đại học ở tất cả các chuyên khoa Nội, Ngoại, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Sản phụ khoa, v..v.. cũng như các bác sĩ chuyên về Bệnh nghề nghiệp. Với các trang thiết bị y tế hiện đại, đủ điều kiện đáp ứng về chuyên môn sâu về bệnh nghề nghiệp tổng quát như:

  • Máy đo điện tâm đồ
  • Xe X-quang lưu động
  • Máy chụp X-quang (thường và chuyên sâu bệnh nghề nghiệp)
  • Máy soi da cầm tay
  • Đèn khe khám mắt
  • Máy soi đáy mắt
  • Máy đo thính lực đồ (đường xương, đường khí)
  • Phòng thính lực cách âm đáp ứng nhu cầu đo thính lực hoàn chỉnh

Ngoài ra Khoa Bệnh nghề nghiệp còn Khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 14/2013/TT-BYT tại bệnh viện hoặc tại đơn vị, công ty, trường học, v..v.., khám cấp thẻ xanh, thẻ hồng, khám sức khỏe xin việc làm, khám lái xe, khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, v..v.. trên địa bàn thành phố và các tỉnh.

Đồng thời Khoa Bệnh nghề nghiệp cũng được công nhận và có đầy đủ năng lực khám sức khỏe cho các trường hợp có yếu tố nước ngoài như:

  • Khám xuất khẩu lao động đi các nước (Ả rập Xê út, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Anh, v..v..)
  • Khám sức khỏe di chúc, định cư, du học, du lịch, kết hôn các nước
  • Khám sức khỏe cho thuyền viên, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Hoạt động chuyên môn

Các hoạt động chuyên môn khác của khoa bao gồm:

  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp
  • Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ người lao động, phân loại sức khoẻ người lao động
  • Tổ chức và duy trì hoạt động phòng khám bệnh nghề nghiệp tại Bệnh viện
  • Nghiên cứu khoa học về bệnh nghề nghiệp và thống kê tình hình mắc bệnh nghề nghiệp.

Một số bệnh nghề nghiệp khoa thực hiện khám và lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp:

  • Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
  • Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
  • Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
  • Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
  • Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
  • Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
  • Bệnh hen nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng
  • Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
  • Bệnh điếc nghề nghiệp
  • Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
  • Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp (bức xạ ion hoá)
  • Bệnh loét da, loét vành ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crôm)
  • Bệnh sạm da nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
  • Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
  • Bệnh lao nghề nghiệp
  • Bệnh do leptospira nghề nghiệp (leptospirosis)
  • Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
  • Bệnh giảm áp nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
  • Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
  • Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm cadimi nghề nghiệp
  • Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
  • Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
  • Bệnh đục thể thuỷ tinh nghề nghiệp
  • Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên
  • Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường lạnh ẩm kéo dài
  • Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Share on print