Để đề phòng những biến chứng trong thời gian đợi mỏm cụt lành hoàn toàn để lắp chi giả, cần tiến hành những phương pháp sau:
+ Băng mỏm cụt bằng băng chun giãn để tránh mỏm cụt xệ
+ Xoa bóp nhẹ làm rời mô sẹo dưới da
+ Tập vận động khớp tránh co rút, biến dạng
Ngoài ra, cần kết hợp vệ sinh mỏm cụt hằng ngày, theo dõi những thay đổi bất thường trên bề mặt (đỏ, lở, loét, ngứa), đặc biệt kiểm soát dọc theo vết mổ trên góc mỏm cụt đầu xương
►Băng mỏm cụt
• Mục đích
+ Giảm phù nề
+ Săn chắc mô mềm
+ Gia tăng sự lưu thông tĩnh mạch
+ Làm cho mỏm cụt quen dần với sự bao phủ thường xuyên
+ Tạo hình dáng nhất định cho mô mềm
• Phương pháp
Trong việc băng mỏm cụt cần tuân thủ những hướng dẫn sau:
+ Tránh vòng băng ngang, nên băng xiên hoặc chéo.
+ Sức ép giảm dần từ ngọn chi tới hướng gốc chi
+ Vòng băng không được giới hạn cử động của khớp cũng như không được gây hạn chế tuần hoàn, không được gây lằn, gấp nếp da
+ Không được gây cảm giác đau tức cho NB
+ Không để băng tuột khi NB vận động sinh hoạt
+ Không dùng loại băng mất tính đàn hồi
• Nguyên tắc
+ Bắt đầu băng mỏm cụt vào ngày thứ nhất sau mổ, đặc biệt khi mỏm cụt chưa ổn định
+ Mỏm cụt phải sạch trước khi băng
+ Băng phải sạch và được giặt hằng ngày
+ Nếu có sưng phù phải đo chu vi trước và sau khi băng
+ Phải băng vào buổi sáng trước khi bệnh nhân thòng chân xuống giường
+ Băng cả ngày và đêm khi chưa có chi giả, cả khi không có phù nề
+ Khi băng phải tránh tai mèo và nếp nhăn trong băng
• Chú ý
+ Mỏm cụt chi trên dùng băng thun rộng 8-10cm
+ Mỏm cụt dưới gối dùng băng thun rộng 10cm
+ Mỏm cụt trên gối dùng băng thun rộng 15cm
+ Băng liên tục, chỉ khi bệnh nhân mang chi giả thường xuyên
+ Nếu không mang chi giả, mỏm cụt cần được băng tiếp, nhất là khi bệnh nhân thường xuyên ở vị thế đứng (đoạn chi dưới)
• Cách giặt băng thun
+ Băng thun được gấp theo chiều dài khoảng 25cm
+ Nhúng băng trong nước ấm có xà phòng, chỉ được ép băng, không được xoắn vặn sau đó xả sạch
+ Không treo băng trên dây phơi
+ Không dùng nhiệt để làm mau khô băng, nên trải phơi nên mặt phẳng
BĂNG MỎM CỤT TRÊN KHUỶU
BĂNG MỎM CỤT DƯỚI GỐI
+ Băng mỏm cụt bằng băng chun giãn để tránh mỏm cụt xệ
+ Xoa bóp nhẹ làm rời mô sẹo dưới da
+ Tập vận động khớp tránh co rút, biến dạng
Ngoài ra, cần kết hợp vệ sinh mỏm cụt hằng ngày, theo dõi những thay đổi bất thường trên bề mặt (đỏ, lở, loét, ngứa), đặc biệt kiểm soát dọc theo vết mổ trên góc mỏm cụt đầu xương
►Băng mỏm cụt
• Mục đích
+ Giảm phù nề
+ Săn chắc mô mềm
+ Gia tăng sự lưu thông tĩnh mạch
+ Làm cho mỏm cụt quen dần với sự bao phủ thường xuyên
+ Tạo hình dáng nhất định cho mô mềm
• Phương pháp
Trong việc băng mỏm cụt cần tuân thủ những hướng dẫn sau:
+ Tránh vòng băng ngang, nên băng xiên hoặc chéo.
+ Sức ép giảm dần từ ngọn chi tới hướng gốc chi
+ Vòng băng không được giới hạn cử động của khớp cũng như không được gây hạn chế tuần hoàn, không được gây lằn, gấp nếp da
+ Không được gây cảm giác đau tức cho NB
+ Không để băng tuột khi NB vận động sinh hoạt
+ Không dùng loại băng mất tính đàn hồi
• Nguyên tắc
+ Bắt đầu băng mỏm cụt vào ngày thứ nhất sau mổ, đặc biệt khi mỏm cụt chưa ổn định
+ Mỏm cụt phải sạch trước khi băng
+ Băng phải sạch và được giặt hằng ngày
+ Nếu có sưng phù phải đo chu vi trước và sau khi băng
+ Phải băng vào buổi sáng trước khi bệnh nhân thòng chân xuống giường
+ Băng cả ngày và đêm khi chưa có chi giả, cả khi không có phù nề
+ Khi băng phải tránh tai mèo và nếp nhăn trong băng
• Chú ý
+ Mỏm cụt chi trên dùng băng thun rộng 8-10cm
+ Mỏm cụt dưới gối dùng băng thun rộng 10cm
+ Mỏm cụt trên gối dùng băng thun rộng 15cm
+ Băng liên tục, chỉ khi bệnh nhân mang chi giả thường xuyên
+ Nếu không mang chi giả, mỏm cụt cần được băng tiếp, nhất là khi bệnh nhân thường xuyên ở vị thế đứng (đoạn chi dưới)
• Cách giặt băng thun
+ Băng thun được gấp theo chiều dài khoảng 25cm
+ Nhúng băng trong nước ấm có xà phòng, chỉ được ép băng, không được xoắn vặn sau đó xả sạch
+ Không treo băng trên dây phơi
+ Không dùng nhiệt để làm mau khô băng, nên trải phơi nên mặt phẳng
BĂNG MỎM CỤT TRÊN KHUỶU
BĂNG MỎM CỤT DƯỚI GỐI
BĂNG MỎM CỤT TRÊN GỐI
►Tư thế tốt cho mỏm cụt trên gối và dưới gối
+ Nằm sấp ngay sau phẩu thuật
+ Không nên kê gối dưới mỏm cụt
+ Nên nằm trên mặt giường cứng
+ Không nên nằm nghiêng
+ Giữ 2 đùi ở vị thế trung tính
+ Giữ khung chậu ở vị thế cân bằng
+ Không ngồi lâu ở vị thế hông gập 900 trong khoảng 10 ngày đầu sau mổ
+ Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm với mỏm cụt ở vị thế duỗi.
►Tư thế cần tránh đối với mỏm cụt trên gối và dưới gối
+ Chêm gối dưới hông hay dưới gối
+ Thả lỏng mỏm cụt xuống cạnh giường
+ Nằm với gối gập
+ Nằm chêm gối giữa đùi
+ Nằm dang mỏm cụt
+ Đứng gác mỏm cụt lên nạng
Nguồn: Khoa Phục hồi chức năng