- Đại cương
Hội chứng cổ – vai – cánh tay, còn gọi là bệnh lý rễ tủy cổ. Đây là bệnh lý tổn thương hoặc rối loạn chức năng thần kinh do rễ thần kinh cổ bị chèn ép. Tổn thương chèn ép rễ dẫn đến đau, ảnh hưởng đến vận động, cảm giác vùng cánh tay, bàn tay theo chi phối thần kinh tưng ứng.
Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng cổ – vai – cánh tay là thoái hóa cột sống cổ, thứ hai là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như: chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống…
- Biểu hiện lâm sàng
- Y học hiện đại
Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ chèn ép và giai đoạn của bệnh mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau:
- Tại cột sống cổ: đau vùng cổ gáy, hạn chế vận động cổ.
- Triệu chứng chèn ép rễ thần kinh: đau cổ lan xuống vai, cánh tay, bàn tay theo chi phối thần kinh bị ảnh hưởng. Rối loạn vận động và cảm giác có thể xuất hiện kèm theo.
- Chèn ép tủy cổ: có thể gây tê bì, mất khéo léo bàn tay, đi lại khó khăn, liệt tứ chi, teo cơ tứ chi, rối loạn tiểu tiện.
- Chèn ép động mạch sống nền: đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, giảm thị lực thoáng qua.
- Y học cổ truyền
Triệu chứng chính của bệnh là đau vùng cổ lan vai, cánh tay, bàn tay thuộc chứng Kiên bối thống
Nguyên nhân thường gặp:
- Ngoại nhân: phong, hàn, thấp tà
- Bất nội ngoại nhân: chấn thương, lao lực quá độ, bệnh lâu ngày, thận hư, ăn uống thất điều.
Dựa vào nguyên nhân trên, Kiên bối thống gồm các thể chủ yếu:
- Phong hàn thấp phạm kinh lạc: đau cổ vai gáy sau cảm nhiễm phong hàn thấp tà, lan vùng vai – lưng trên, khó vận động, co cứng cơ, đau cự án, sợ gió, sợ lạnh, lạnh vùng cổ gáy, đau tăng khi gặp lạnh, ẩm thấp, kèm tê bì, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
- Khí huyết ứ trệ: đau cổ gáy dữ dội lan vai, cánh tay xảy ra sau chấn thương vùng cổ, đau cự án, lưỡi tím, ứ huyết.
- Thận âm hư: đau cổ gáy âm ỉ kéo dài,đau thiện án, tiểu đêm, ù tai, đau lưng, mỏi gối, nóng trong người, đạo hãn, cầu táo, lưỡi đỏ, mạch sác
- Thận dương hư: đau cổ gáy âm ỉ, kéo dài, đau thiện án kèm tiểu đêm, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, lưỡi nhợt.
- Điều trị bằng châm cứu
- Công thức chung thường dùng
Thông thường sẽ dùng các huyệt tại chỗ, huyệt đặc hiệu, nguyên lạc, ngũ du huyệt… để hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống. Tùy theo các thể bệnh khác nhau mà có thể thêm các huyệt để khu phong, tán hàn, trừ thấp, hóa ứ, tư âm bổ thận hoặc bổ thận trợ dương.
-
- Các hình thức châm cứu khác có thể áp dụng
Ngoài hào châm, có thể sử dụng bổ sung các kỹ thuật châm cứu khác như Nhĩ châm, điện nhĩ châm, điện châm, mãng châm, điện mãng châm, cấy chỉ, thủy châm.
Liệu trình châm: mỗi ngày châm 1 lần, 10-15 lần châm/ liệu trình, nghỉ 2-3 ngày, lặp lại 2-3 liệu trình, đánh giá, theo dõi sự cải thiện triệu chứng của người bệnh.
Bệnh viện 1A là một trong những bệnh viện hàng đầu về Phục hồi chức năng trong cả nước, chúng tôi có phòng tập PHCN được trang bị máy móc hiện đại, đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên uy tín, lành nghề với các chương trình châm cứu, tập PHCN bài bản. Để biết rõ hơn về lịch khám, điều trị, tập PHCN, châm cứu, làm nẹp chỉnh hình, vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 1A
540-542 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, HCM
Hotline: 0937282115
Facebook: Bệnh viện 1A